Lời khuyên khi sử dụng máy làm sạch bằng sóng siêu âm

Công nghệ làm sạch bằng sóng siêu âm

Công nghệ sóng siêu âm là công nghệ tiên tiến được phát minh ra từ năm 1950 và phổ biến rộng rãi năm 1970, nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Công nghệ siêu âm không chỉ nhanh chóng và hiệu quả mà cực kỳ thân thiện với môi trường để làm sạch – Công nghệ làm sạch siêu âm, hoặc sử dụng tạo nhiệt (ma sát phân tử) được ứng dụng trong chế biến nhựa, công nghệ hàn siêu âm, cắt sóng siêu âm.

Đầu tạo sóng siêu âm tần số 28kHz

Thiết bị siêu âm thường sử dụng dải số tần sóng từ 20KHZ đến 100Khz, có thể cao hơn, trong đó, các công nghệ làm sạch bằng sóng siêu âm thường sử dụng dải sóng 28Khz – 40Khz. Tần số siêu âm được tạo ra từ bộ chuyển đổi biến điện áp sử dụng thành điện áp cao tần và chuyển nó tới cực hàn – sonotrode “công cụ tạo ra rung động siêu âm”. Bộ chuyển đổi điện áp đầu vào bằng cách truyền tĩnh điện thành các dao động cơ học có cùng tần số và quá trình được thực hiện thông qua bộ tăng cường.

Đầu tạo sóng siêu âm tần số 75kHz
Đầu tạo sóng siêu âm tần số 28kHz

Ưu điểm & nguyên tắc hoạt động cơ bản công nghệ siêu âm

Ưu điểm của công nghệ làm sạch siêu âm hiệu quả làm sạch, chi phí rẻ, tiết kiệm thời gian làm sạch vệ sinh công nghiệp theo phương pháp thủ công, bảo vệ đối tượng làm sạch tốt hơn, hiệu quả hơn. Trong khi đó, công nghệ siêu âm tiên tiến có thể thâm nhập vào sâu bên trong kẽ hở nhỏ, vết nứt mà chúng ta khi tẩy rửa thủ công không thể chạm tới.

Hiệu quả thực tế khi thay đổi tần số sóng & công suất
Hiệu quả thực tế khi thay đổi tần số sóng & công suất

Máy làm sạch bằng sóng siêu âm được thiết kế tạo ra hàng triệu bong bóng vi mô mỗi giây bên trong dung dịch tẩy rửa, nước thông thường. Mỗi bong bóng đều chứa áp suất chân không “Bom khí” hút nước và các mảnh bụi bẩn bám trên bề mặt cứng. Quá trình này được thiết kế làm sạch ngay cả những khe hở khó tiếp cận nhất một cách hiệu quả.

Máy làm sạch bằng sóng siêu âm có cần sử dụng chất tẩy rửa ?

Sóng siêu âm không thể làm sạch triệt để bụi bẩn, gỉ sét nếu không có chất tẩy rửa chuyên dụng. Đúng vậy, trên thực tế thí nghiệm bể rửa siêu âm Skymen, chúng tôi nhận thấy rằng chất xúc tác hay chất tẩy rửa chuyên dụng vẫn cần thiết trong quá trình làm sạch.

Ví dụ, làm sạch thiết bị có bụi bẩn, đất, dầu mỡ nhẹ hoặc vôi hóa cần bổ sung thêm xà phòng (Tính kiềm cao, Axit có giá trị pH thấp) vào dung dịch tẩy rửa. Dung dịch có độ kiềm cao có thể làm sạch mọi thứ, nhưng nếu sử dụng dung dịch chỉ số pH kiềm quá cao, có thể làm hỏng thiết bị đặc biệt thiết bị làm từ chất liệu nhôm.

Đối với kim loại hư hại do bị oxy hóa bởi rỉ sét hoặc chất cặn canxi, cần sử dụng xà phòng có độ PH thấp, có tính axit. Axit sẽ loại bỏ lớp bề mặt kim loại & có thể làm bóng bề mặt kim loại. Trong khi đó, các loại kim loại mỏng, sợi đồng nên sử dụng dung dịch PH trung tính hoặc nước thông thường, trường hợp này có thể dùng bể rửa siêu âm cho các linh kiện thiết bị bẩn ít do bụi hoặc hạt cát.

Sử dụng nhiệt độ gia nhiệt dung dịch tẩy rửa như thế nào ?

Bảng điều khiển Bể rửa siêu âm JP-100S

Hầu hết máy làm sạch bằng sóng siêu âm hiện nay đề cung cấp chức năng gia nhiệt, cho phép điều chỉnh nhiệt độ từ 20 đến 100 độ C, nhưng Skymen khuyến khích khách hàng sử dụng trong phạm vi 57 đến 65 độ C tương ứng 135 độ đến 150 độ F. Phạm vi nhiệt độ đó cung cấp năng lượng tốt nhất để làm sạch.

Nhiệt độ cao hơn có thể làm mềm bụi bẩn, nới lỏng liên kết hóa học nhanh hơn nhưng nó đẩy nhanh tốc độ bay hơi và có thể làm hỏng bề mặt kim loại, vật liệu mềm như nhựa hoặc nhôm. Lưu ý, muốn loại bỏ cacbon trên bề mặt, đòi hỏi nhiệt độ cao hơn 80 độ C hoặc 180 độ F, có nghĩa bạn cần sử dụng máy rửa siêu âm công nghiệp với có đủ nhiệt độ gia nhiệt cho dung dịch. Đối với bo mạch điện tử hoặc thiết bị điện tử, nên gia nhiệt tốt nhất dưới 65 độ C.

Nhược điểm khi gia nhiệt dung dịch bằng máy làm sạch siêu âm là có thể phá vỡ tính chất của một số hóa chất, giảm khả năng tẩy rửa, vì thế nên tham khảo kỹ chất tẩy rửa, khả năng biến đổi cấu trúc, tính chất khi tăng nhiệt độ dung dịch.

Công suất siêu âm phù hợp

Công suất (W) của máy làm sạch bằng sóng siêu âm là thước đo sự khác nhau của máy, nó phụ thuộc vào số đầu tạo sóng được lắp đặt dưới bể & kích thước thực tế của bể. Đối với tất cả bể siêu âm, Skymen khuyến cáo khách hàng nên đổ tối thiểu khoảng 2/3 dung tích của bể ở bất cứ trường hợp nào.

Nói chung, vậy dụng ít bẩn như kính mắt, nha khoa, đồ thí nghiệm, dụng cụ y tế ít bẩn hơn có thể sử dụng máy rửa siêu âm công suất nhỏ, trong khi ngược lại, bạn cần sử dụng máy công suất lớn hớn. Tuy nhiên, sử dụng máy công suất cao làm giảm thời gian vệ sinh, bởi thời gian và công suất có quan hệ tỉ lệ nghịch.

Thông thường, mật độ công suất phù hợp 25 watt/gallon có thể làm sạch bể chứa dung tích 40 gallon, tương tứng 150 lít. Các bể rửa kích thước nhỏ hơn cũng có thể lắp đặt bộ tạo siêu âm công suất lớn hơn để ít cơ hội cho năng lượng siêu âm phản xạ thoát khởi bề mặt bể.

Hầu hết tần số sóng siêu âm sử dụng trong ứng dụng làm sạch thực tế sử dụng tần số 40kHz, điều đó có nghĩa tạo ra 40.000 bong bóng vi mô làm sạch trong mỗi giây, trên mỗi đầu dò. Đối với vật nhiễm bẩn nặng hoặc có tập nhiễm nặng, có thể sử dụng tần số sóng 20kHz đến 25kHz để tạo ra bong bóng làm sạch lớn hơn, nhưng số lượng bong bóng sản sinh ít hơn trên một giây. Ví dụ, làm sạch các bụi bẩn có kích thước nhỏ hơn 1 micron, cần cấp một tần số sóng trong khoảng 68kHz đến 170khz (thường sử dụng trong làm sạch y tế hoặc mạch điện tử).

Tóm lại, một quy trình làm sạch bằng công nghệ siêu âm có nhiều yếu tố khác nhau quyết định đến hiệu quả thực tế. Trong quá trình rửa, có thể lọc loại bỏ chất bẩn trên bề mặt, trong một số trường hợp khác, thực tế chúng ta có thể phải rửa đi rửa lại nhiều lần khi tẩy rửa bộ phận phức tạp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *